Chào mừng bạn đến với KingWrap

Chi tiết công nghệ sơn xe ô tô các hãng xe đang áp dụng

Công nghệ sơn xe ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất ô tô. Công đoạn này giúp chống ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ cho những chiếc ô tô xuất xưởng. Vậy các hãng xe trên thế giới đã áp dụng công nghệ trong quá trình sơn xe như thế nào để cho ra một chiếc xe hoàn mỹ nhất. Và công nghệ sơn có giá trị và đem lại những gì cho các sản phẩm ô tô. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng, công nghệ sơn xe ô tô

Để tạo nên một lớp sơn hoàn hảo cần rất nhiều các yếu tố khác. Từ công nghệ sơn xe ô tô cho tới lựa chọn màu sơn; chất sơn đều ảnh hưởng tới kết quả sản phẩm sau này. Bạn đã thấy được để sơn một chiếc xe giống như trong nhà máy thì chỉ có nhà máy mới làm được, nên nước sơn zin là nước tại đây luôn tốt nhất và không đâu có được. Do đó, để sơn một chiếc xe thường sẽ có 5 yếu tố ảnh hưởng quan trọng như:

các yếu tố ảnh hưởng tới màu sơn xe

– Bước xử lý nền, sơn lót chống gỉ được nhúng trong các bể sơn cực kỳ kỹ lưỡng; gần như 100% không thể thiếu sót ngóc ngách nào. Để tạo ra bề mặt hoàn hảo trước khi sơn màu.

– Điều kiện môi trường sơn: hầu hết tất cả đều trong phòng kín đảm bảo đúng nhiệt độ; độ ẩm, lưu lượng gió, áp suất phun sơn đều được kiểm soát và đạt các con số tốt nhất.

– Robot phun sơn: được lập trình một cách chính xác lượng phun, áp suất phun; tốc độ phun, khoảng cách phun chính xác tuyệt đối theo từng loại màu và biên dạng của từng loại xe.

– Kiểm tra chất lượng bằng các công nghệ cao như sóng siêu âm phát hiện ngay lỗi trên bề mặt sơn để xử lý; đo độ dày và độ bóng của sơn xe đạt các chỉ số theo yêu cầu.

– Loại sơn mà các hãng sử dụng: các loại sơn đã được lựa chọn kỹ lưỡng để phù hợp với quy trình và công nghệ sơn xe ô tô trong nhà máy; giá thành và điều kiện sử dụng xe của khách hàng tại các khu vực là khác nhau. 

Lợi ích và giá trị của một lớp sơn xe ô tô

Lớp sơn xe giống như lớp trang điểm, nó không chỉ giúp xế cưng của bạn trông đẹp hơn mà còn đem lại nhiều tác dụng khác. Mỗi hãng xe sẽ sử dụng công nghệ sơn xe ô tô riêng biệt có ra những màu sắc khẳng định thương hiệu của chính họ. Tuy nhiên, ẩn sâu ở những lớp màu đó là nhiều lợi ích và giá trị tuyệt vời khác.

Lợi ích của một lớp sơn xe ô tô

1. Chống han rỉ, mục ruỗng thân xe

Một trong những lợi ích đầu tiên mà lớp sơn xe đem lại chính là khả năng chống han rỉ và mục ruỗng thân xe. Lớp sơn của một chiếc xe có tác dụng bảo vệ lớp thép bên trong khỏi những tác nhân gây hại. Nếu sơn bị hư hỏng theo bất kỳ cách nào; rỉ sét có thể bắt đầu ăn mòn ở thân xe và đồng thời lan ra các bộ phận khác. Do vậy, lớp sơn xe đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ xe khỏi bị thương và sự ăn mòn.

2. Bảo vệ các bộ phận trên thân xe ô tô

Hoạt động như một tấm khiên, công việc sơn thực sự là công đoạn cuối cùng bảo vệ chiếc xe của bạn khỏi những va chạm không đáng có. Với một lớp sơn phủ hoàn hảo, các bộ phận được làm bằng thép sẽ được bảo vệ tốt hơn;  giữ tốt hơn qua thời tiết khắc nghiệt hay sự ăn mòn của muối; sự va đập của sỏi và mảnh vụn trên đường đi trong nhiều năm tới.

3. Bảo toàn và nâng cao giá trị của xe ô tô

Lợi ích sau cùng, lớp sơn đóng vai trò như một bộ quần áo sang trọng; lớp sơn chất lượng sẽ giúp chiếc xe của bạn bảo toàn được giá trị thực của nó. Hay thậm trí là nâng cao giá trị ấy lên nếu bạn khôn ngoan trong đàm phán. Điều này hoàn toàn có lợi trong những cuộc mua bán lại xe ô tô.

Các loại sơn xe phổ biến cho công nghệ sơn xe ô tô hiện nay

Trong công nghệ sơn xe ô tô, để cho ra thành phần tốt nhất từ chất liệu hay loại sơn đóng vai trò rất quan trọng. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại xe xe ô tô khác nhau; nhưng phổ biến nhất phải kể đến 4 loại dưới đây:

Các loại màu sơn xe ô tô

1. Acrylic Lacquer

phổ biến từ giữa thập niên 20 và 60 của thế kỷ XX. Đến nay, loại sơn này vẫn được ưa chuộng, cho dù ở một số khu vực như châu Âu; việc sử dụng loại sơn này đã bị cấm do là loại độc nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, loại sơn ô tô này vẫn được nhiều Garage ưa chuộng vì giá thành thấp; dễ sử dụng ngay cả với những thợ sơn ô tô có ít kinh nghiệm, sử dụng được với súng phun sơn; có nhiều lựa chọn màu bóng và bộ bền chắc cao. 

2. Acrylic Enamel

Sơn acrylic enamel ít bóng hơn, một số màu yêu cầu lớp phủ trong suốt; nếu so với sơn Acrylic Lacquer, sơn Acrylic Enamel có độ bền tốt hơn; cung cấp tuổi thọ cao hơn. Cách thức sử dụng đơn giản, được phun lên bề mặt xe thông qua súng phun, có sử dụng lớp lót nilon. Sơn Acrylic Enamel có độ bóng kém hơn nhưng lại có giá thành khá cao.

3. Urethane

Sơn urethane mới hơn sơn enamel, nhưng có chi phí cao hơn 2 loại trên và cách sử dụng cũng khó hơn. Tuy nhiên, nó lại dễ sử dụng như sơn lacquer và có được độ bền của sơn enamel. Loại sơn này yêu cầu thêm màu, chất làm mịn hạt màu để phù hợp với súng sơn và chất xúc tác để rút ngắn thời gian khô.

4. Sơn nước (Water-Based Paint)

Nếu bạn là người yêu môi trường, thì sơn nước hẳn là một lựa chọn khiến bạn thích ngay lập tức. Sơn nước rất dễ ứng dụng và thậm chí nó có thể được phun lên cả lớp sơn hiện đang có. Màu sắc của sơn nước thì có phần hạn chế so với các loại sơn khác.

Những công nghệ sơn xe ô tô mà các hãng xe đang sử dụng

Công nghệ sơn xe ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất ô tô. Công đoạn này giúp chống ăn mòn và tăng tính thẩm mỹ cho những chiếc ô tô  khi xuất xưởng. Với công nghệ, chất lượng sơn phủ càng cao thì giá trị và đem lại cho những sản phẩm ô tô càng lớn. Thông thường, các hãng xe thường áp dụng 3 công nghệ sơn xe ô tô dưới đây:

1. Công nghệ sơn xe ô tô – Sơn điện ly

Sơn điện ly hay sơn nhúng ED là công nghệ sơn hiện đại được sử dụng trong hoạt động sơn phủ bề mặt trong các nhà máy sản xuất ô tô. Quy trình sơn gồm các bước chính: Tiền xử lý – Sơn ED – Sấy ED – Đánh bóng – Phun keo, PVC – Sơn lót – Sấy – Sơn màu, sơn bóng – Sấy – Kiểm tra.

Công nghệ sơn xe ô tô sơn điện ly

Tiền xử lý/ Pretreatment

Ban đầu thân xe được đưa từ xưởng hàn vào xưởng sơn để bắt đầu công đoạn tiền xử lý. Công đoạn này có các bể rửa theo thứ tự: Bể tẩy dầu – Bể nước công nghiệp – Bể hoạt hóa – Bể phốt phát – Bể nước DI. Tại đây thân xe sẽ được nhúng vào các bể rửa kết hợp với các vòi phun để làm sạch tạp chất; bụi bẩn và chuẩn bị bề mặt trước khi sơn ED. Kết thúc công đoạn tiền xử lý, thân xe đã được làm sạch; phủ màng phốt phát xốp tế vi để tạo chân bám cho màng sơn ở công đoạn tiếp theo.

Sơn ED (sơn điện ly)

Trong quá trình sơn xe ô tô; thân xe trải qua công đoạn tiền xử lý được đưa đến các bể tiếp theo của công đoạn sơn ED. Tại đây thân xe được nhúng vào bể sơn để tạo màng sơn bằng công nghệ sơn điện ly âm cực. Sau khi ra khỏi bể sơn; thân xe được nhúng tiếp vào các bể UF và bể DI để kết thúc công đoạn.

Trải qua công đoạn sơn điện ly, thân xe ô tô đã được phủ lớp màng sơn chống oxy hóa. Với công nghệ sơn điện âm cực; màng sơn có độ dày đồng đều nhau ở mọi vị trí. Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của công nghệ sơn này.

ED Oven

Thân xe ô tô sau sơn ED được đưa đến lò sấy. Tại đây thân xe đi qua 2 buồng sấy sơ bộ và buồng sấy chính của lò. Lò được cấp nhiệt từ hệ thống đầu đốt – buồng đốt gas hoặc dầu. Ở cuối lò có hệ thống làm mát bằng quạt giúp giảm nhiệt độ cho thân xe trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.

Đánh bóng, phun PVC gầm, phun keo làm kín

Công đoạn này, những chỗ sơn chưa đạt yêu cầu sẽ được đánh bóng bằng các máy chà nhám trong phòng đánh bóng. Tiếp theo thân xe ô tô sẽ được đưa đến khu vực bắn keo làm kín và phun PVC gầm trước khi đi vào công đoạn kế tiếp.

Sơn lót – Primer

Tại đây thân xe ô tô được phủ một lớp sơn lót trong buồng phun sơn Primer. Công đoạn này có thể được thực hiện bởi Robot phun sơn hoặc người thợ phun sơn với súng phun sơn tĩnh điện. Buồng phun sơn có hệ thống quạt hút, hầm nước dập bụi sơn và hệ thống Damper điều chỉnh lưu lượng gió.

Sấy sơn lót – Primer oven

Thân xe tiếp tục được đưa vào lò Primer để sấy lớp sơn lót. Nhiệt độ của lò Primer được cài đặt thấp hơn so với lò ED.

Sơn màu, sơn bóng – Top coat

Sau khi ra khỏi lò sấy Primer thân xe được đưa vào buồng sơn màu Top coat. Tại đây thân xe sẽ được phủ lớp áo sơn với những màu sắc mà chúng ta nhìn thấy trên những chiếc xe xuất xưởng sau này.

Sấy sơn màu, sơn bóng – Top oven

Để kết thúc cho việc tạo phủ sơn màu của thân xe; thân xe được đưa đến lò sấy sơn màu. Sau khi đi ra khỏi lò sấy sơn màu; thân xe đã trải qua tất cả các công đoạn của dây chuyền sơn ô tô.

Kiểm tra

Trước khi sang xưởng lắp ráp, thân xe đã sơn được đưa vào buồng kiểm tra. Nếu việc sơn đã đảm bảo chất lượng; thân xe được chuyển sang xưởng tiếp theo hoặc chuyển đến buồng sửa nếu phát hiện lỗi

2. Công nghệ sơn gốc nước

Công nghệ sơn xe ô tô – Sơn gốc nước là công nghệ có hệ thống sơn màu phủ bóng gốc nước thế hệ mới cũng không khác với quan điểm truyền thống. Các công nghệ tiên tiến của nó là kết quả của sự kết hợp của tính thân thiện với môi trường và các vấn đề về tốc dộ thi công; năng suất và sự thân thiện với người sử dụng. Được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm 10 năm của PPG đối với sơn gốc nước Envirobase High Performance mang rất nhiều tính năng ưu Việt như:

Công nghệ sơn gốc nước

  • Dẫn đầu thị trường màu gốc nước.
  • Các hạt màu mới nhất giúp pha chỉnh màu chính xác hơn.
  • Đạt độ phủ cao giúp giảm tiêu hao vật tư.
  • Không cần khuấy – chỉ cần lác và sử dụng.
  • Nhanh! Rất cần ít thời gian cho chờ cách lớp trước khi phủ bóng nên rút ngắn thời gian thi công.
  • Dễ dàng tạt mí để không thấy vết sửa chữa.
  • Dễ kiểm soát hạt nhũ bạc để tạo kết quả sửa chữa hoàn hảo.
  • Sử dụng hoàn hảo với các loại dầu bóng, sơn lót của hệ thống sơn GRS cao cấp của PPG.
  • Tương thích với nhiều loại sơn OEM đang sử dụng công nghệ gốc nước.
  • Được hỗ trợ bởi đầy đỉ công cụ màu.

Công nghệ sơn gốc nước tiên tiến nhất thế giới, đảm bảo thân thiện với môi trường; bề mặt nền trước khi sơn được xử lý bằng công nghệ chà khô, không dùng nước; giúp bề mặt sơn bóng đẹp như trong nhà máy sản xuất; tăng tuổi thọ cho lớp thân vỏ xe.

3. Công nghệ sơn xe ô tô tự đổi màu

Ngày càng có nhiều hãng xe càng nghĩ ra nhiều cách để làm mới sản phẩm của mình khi bổ sung vào lớp sơn xe những tinh thể lỏng đặc biệt; có khả năng thay đổi cấu trúc để đem lại hiệu ứng thú vị trong một số điều kiện nhất định. Mới đây, loại sơn này đã được sử dụng cho chiếc Nissan Skyline R33 với sự trợ giúp của hãng Auto Kandy đến từ Anh.

Công nghệ sơn xe ô tô tự đổi màu

Theo đó, toàn bộ thân xe sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đen ở điều kiện nhiệt độ thấp và sẽ chuyển sang màu vàng cam khi nhiệt độ tăng lên. Lớp sơn đặc biệt sẽ được dùng như lớp sơn cơ sở và có thể được sử dụng để kết hợp nhiều màu sắc khác nhau; tuy nhiên tuổi thọ của lớp sơn chỉ kéo dài trong 4 tháng.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về công nghệ sơn xe ô tô được các hãng đang áp dụng. Nếu bạn đang có ý định thay đổi màu sắc cho xế cưng của mình thì hãy liên hệ ngay với Decal ô tô Kinwgrap để được tư vấn chi tiết.

 

TIN LIÊN QUAN