Chào mừng bạn đến với KingWrap

Cách bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng chuẩn hãng

Gầm ô tô được xem là bộ phần thấp nhất của xe thường xuyên phải tiếp xúc với nước, cách chất bẩn,… Ngoài ra, với những chiếc xe có thiết kế gầm ô tô thấp thường xảy ra hiện tượng va chạm với những vẫn cứng nên dễ bị móp méo. Một khi bộ phận này bị ảnh hưởng xấu sẽ không còn đảm bảo chắc chắn độ an toàn cho xe. Do vậy, việc bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách là điều mà bất kỳ chủ xế nào cũng nên làm, nhưng bảo dưỡng như nào là đúng cách? Câu trả lời sẽ có ngay bên dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết gầm xe ô tô của bạn đang gặp vấn đề

Nếu chú ý quan sát và kiểm tra gầm xe thường xuyên bạn có thể phát hiện được những hiện tượng bất thường ở bộ phần này. Nhưng nếu không chú ý tời và để trong thời gian dài sẽ rất dễ xảy ra một số rủi ro không đáng có. Do vậy, Trong quá trình vận hành xe, nếu bạn bắt gặp những dấu hiệu sau thì rất có thể đã đến lúc bạn cần phải bảo dưỡng gầm xe ô tô:

Dấu hiệu nhận biết gầm ô tô có vấn đề

  • Gầm xe xuất hiện những âm thanh, tiếng ồn lạ.
  • Hệ thống xả khí,  ống xả bị rò rỉ và có tiếng kêu lạ.
  • Xe bị chệch hướng mặc dù di chuyển trên đường thẳng.
  • Phanh không ăn, phanh bị cứng, xuất hiện các hiện tượng bất thường.
  • Gầm xe bị rò rỉ nước, hoặc bị chảy dầu.
  • Giảm xóc bị chảy dầu.
  • Lốp bị mòn bất thường.
  • Vô lăng rung lắc bất thường khi đi xe với vận tốc từ 50 – 60km/h trở lên.
  • Có tiếng kêu lạ khi chạy tốc độ 40-50km/h.

Đó là 9 dấu hiệu thường có để giúp bạn nhận biết gầm xe của mình đang gặp vấn. Nếu gặp một trong số những trường hợp này bạn nên nhanh chóng mang xe đi sửa kịp thời để tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro không mong muốn.

Bảo dưỡng gầm xe ô tô theo định kỳ có cần thiết không?

Gầm xe ô tô đặc biệt quan trọng đối với người sử dụng xe. Muốn xe di chuyển êm ái, hoạt động trơn tru cần đặc biệt quan tâm tới gầm xe. Sự cố sập gầm không hề hiếm gặp khi người lái bất cẩn di chuyển trên những con đường gồ ghề, hay leo vỉa hè;…Nhẹ thì không vấn đề những trường hợp nặng có thể gây nên những hư hỏng lớn. Như móp méo, gãy trục đăng, hỏng bộ vi sai….

Nên bảo dưỡng gầm xe ô tô thường xuyên

Ngoài ra, nếu không kiểm tra và chăm sóc gầm xe ô tô theo định kỳ thì các vật liệu xe loại của bộ phần này dễ bị oxi hóa, ăn mòn chắc chắn sẽ gây hư hại cho hệ thống dẫn động của xe. Cấu trúc gầm bị xe dịch cũng là nguyên nhân chính làm tiếng ồn trong xe tăng lên. Xe vận hành không ổn định đôi khi còn đánh lái thiếu chính xác rất nguy hiểm. Do vậy, việc bảo dưỡng gầm xe ô tô là điều vô cùng quan trọng; chủ xế nên kiểm tra và chăm sóc xe thường xuyên, tốt nhất là nên thời gian cố định để nắm được tình trạng của xe.

Hướng dẫn cách bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng chuẩn

Trước bắt đầu quá trình bảo dưỡng gầm xe ô tô các kĩ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ các chi tiết; bộ phận của hệ thống gầm xe:

Bảo dưỡng gầm xe ô tô đúng cách

  • Kiểm tra áp suất lốp, bề mặt lốp, chiều sâu gai lốp.
  • Kiểm tra Rotuyn cân bằng, Rotuyn lái, Rotuyn trụ đứng.
  • Kiểm tra phanh, bao gồm: má phanh, đường ống phanh, dầu phanh, tình trạng chảy dầu của các phốt cao su chụp bụi.
  • Siết ốc gầm.
  • Kiểm tra cao su càng A, cao su chân máy.

Nguyên nhân và cách khắc phục một số vấn đề của gầm xe

1. Hệ thống lái

Dấu hiệu Nguyên nhân Cách khắc phục
Tay lái nặng Do lốp xe bị non, hệ thống trợ lực lái gặp vấn đề hoặc sai góc đặt bánh xe. Cần bơm lốp đủ áp suất theo đúng quy định, cung cấp đủ dầu cho hệ thống trợ lực tay lái và canh lại góc đặt bánh xe đúng tiêu chuẩn.
Tay lái khó trở về trạng thái cân bằng Do dầu bôi trơn ở các khớp nối của hệ thống bị thiếu hụt; bạc lái xiết quá chặt hoặc do góc đặt bánh xe không đúng. Cần tra dầu mỡ vào các khớp nối; chỉnh lại bạc lái và góc đặt bánh xe trở về đúng chuẩn.
Tay lái bị rung Do lỏng đai ốc bắt chặt bánh xe, các khớp nối của hệ thống bánh lái bị lỏng; bạc trụ lái bị mòn, hoặc do mòn bạc thanh giằng thước lái; bánh xe không cân bằng, lốp mòn không đều,… Cách khắc phục trong trường hợp tay lái bị rung có thể kể đến như: siết chặt đai ốc và các khớp nối, chỉnh lại bạc tỳ thước lái, cân bằng lại bánh xe, bơm lốp đủ áp suất quy định, thay lốp ô tô…
Xe nhao sang trái hoặc nhao sang phải Do áp suất lốp không đều, chiều sâu gai lốp không đều, sai góc đặt bánh xe; khi sửa chữa khung gầm lắp đặt lại không đúng vị trí, xe bị va chạm. Cách khắc phục: bơm lại lốp, kiểm tra chiều sâu gai lốp, bảo dưỡng gầm xe,…

2. Hệ thống phanh

Dấu hiệu Nguyên nhân Cách khắc phục
Phanh không ăn Do đường dầu hoặc khí của hệ thống phanh bị rò rỉ hoặc lẫn khí trong hệ thống, má phanh quá mòn quá cứng, đĩa phanh quá gờ, bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng, cuppen phanh bị hỏng, dầu phanh không thay định kỳ, dây phanh tay bị đứt,… Khắc phục bằng cách xả khí lẫn trong dầu phanh, vệ sinh và bảo dưỡng phanh ô tô, thay má phanh mới nếu cần thiết, láng đĩa phanh, thay dầu phanh (khi đi được 40.000 km), thay thế bầu trợ lực và phớt giữa tổng trên…
Bó phanh Có rất nhiều nguyên nhân như: phanh tay điều chỉnh sai, kẹt xi lanh phanh bánh xe, kẹt piston phanh, không bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng không đúng cách, ắc phanh bị bó do khô dầu hay nước vào,… Trường hợp này có thể xử lý bằng cách thay thế xi lanh phanh bánh xe và xi lanh banh chính và tiến hành bảo dưỡng phanh.
Phanh bị ăn lệch một bên Có thể do kẹt ắc phanh, kẹt piston phanh… Khắc phục bằng cách kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế ắc phanh, piston phanh nếu cần. 

3. Hệ thống treo (lốp + cụm lò xo giảm xóc)

Dấu hiệu Nguyên nhân Cách khắc phục
Giảm chấn (thuộc cụm lò xo giảm xóc) bị chảy dầu Do giảm chấn trên xe hở phớt, chảy dầu ty thủy lực. Để khắc phục tình trạng này bạn cần thay phớt sau đó đổ dầu giảm sóc đúng chủng loại và đủ lượng.
Lốp bị mòn bất thường Do hệ thống treo của bánh xe có vấn đề, thiết lập cân vành mâm không chính xác; áp suất lốp không đạt tiêu chuẩn, góc đặt bánh xe bị sai lệch. Khắc phục tình trạng lốp bị mòn bất thường bằng cách bơm lốp đúng áp suất; nếu lốp quá mòn cần thay lốp mới, kiểm tra và cân chỉnh góc đặt bánh xe,…

Một số lưu ý khi bảo dưỡng gầm ô tô bạn cần phải biết

Trong quá trình bảo dưỡng xe ô tô chắc chắn sẽ có những lưu ý nhất định; do vậy nếu bạn muốn kiểm tra và chăm sóc bộ phận gầm xe cho xế cưng của mình thì cần phải chú ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Khi có các dấu hiệu lạ chủ xe cần đưa xe đến gara hoặc trung tâm chăm sóc xe uy tín để kiểm tra.
  • Sơn phủ gầm cũng là một giải pháp giúp bảo vệ gầm hiệu quả tránh khỏi những tác nhân gây ăn mòn, gỉ sét.
  • Bảo dưỡng ô tô định kỳ để kiểm tra hệ thống khung gầm và tình trạng các bộ phận để có biện pháp khắc phục hoặc thay thế kịp thời.
  • Nên sử dụng các phụ kiện hỗ trợ cho gầm xe như: Cao su giảm chấn/ đệm giảm xóc ô tô, tăng cường lực cho lò xo giảm sệ đuôi hiệu quả.

Gầm xe ô tô là bộ phần vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng tới xe mà còn sự an toàn của bạn khi sử dụng. Hãy bảo dưỡng xe ô tô thường xuyên và tốt nhất là nên theo thời gian nhất định nhằm đảm bảo an toàn, ổn định cho gầm xe; Hy vọng với những thông tin Decal ô tô Kingwrap chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của việc kiểm tra và chăm sóc gầm xe ô tô.

 

TIN LIÊN QUAN